đồng hồ tốt - đồng hồ nữ đẹp - Shop dong ho - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - đào tạo seo

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Lịch sử hình thành của giày cao gót

Giày cao gót đã trải qua nhiều thế kỷ trong lịch sử với một hành trình dài biến đổi để trở thành biểu tượng của phái đẹp như ngày nay.
Những "đôi giày" đầu tiên ở nơi khí hậu lạnh có thể được làm từ da động vật, trông giống một cái túi quấn quanh chân để bảo vệ. Còn ở nơi ấm áp hơn, loại cổ nhất có hình thức của một đôi sandal. Phát hiện lâu đời nhất là những đôi sandal hơn 10.000 năm tuổi, làm từ vỏ cây, được tìm thấy vào năm 1938 trong hang đá Fort ở Oregon, Mỹ. Sau đó, người Ai Cập sử dụng giấy cói (papyrus) để làm ra những đôi tựa như dép xỏ ngón mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Chiếc giày da cổ nhất là 5.500 tuổi, được tìm thấy ở Armenia, gần Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 400 trước công nguyên, người Hy Lạp đã trở thành những người chế tạo giày dép có tay nghề cao và họ sử dụng giày dép cả ngày trong mọi hoạt động. Thời trung cổ, kỹ thuật may giày tiến bộ hơn, da được khâu từ trong ra ngoài, có những đường may ẩn đi khéo léo, ngăn thấm nước.
Giày chopines được coi là một trong những loại giày cao gót cổ nhất. Nó phổ biến vào thế kỷ 16, chiều cao của giày liên quan với mức độ cao quý của người phụ nữ. Giày chopines khá nguy hiểm vì có đế nặng, một số đôi có chiều cao "khủng" lên đến... 70 cm, làm cho những quý cô khó di chuyển khi không có gia nhân bên cạnh.
Giày Chopines xuất hiện từ thời Phục hưng, đến đầu thế kỷ 17 vẫn là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy
Giày Chopine khoảng những năm 1740 làm từ kim loại, gỗ, da, được trang trí với nhung, lụa, ren...
Giày cao gót đã khiến công chúng bị chinh phục khi được mang trong lễ cưới của Nữ hoàng Pháp Catherine de Medici. Vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn, Nữ hoàng đã đặt một đôi giày đế cao cho lễ cưới vào năm 1533. Đó cũng là cột mốc quan trọng cho lịch sử phát triển của giày cao gót.
Đầu những năm 1700, giày cao gót được sử dụng cho cả nam giới. Vua Pháp Louis XIV ra lệnh, chỉ quý tộc mới được đi giày cao gót đế đỏ.
Những đôi giày này được gọi là giày cao gót "Louis", gắn với tên nhà vua
Sau Cách mạng Pháp 1789 đã có một sự thay đổi lớn trong phong cách giày của người giàu. Những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ biến mất. Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hướng tới thiết kế giày, giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến. Ở các quốc gia khác, nhiều loại hình giày cao gót có hình thù độc đáo vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, những đôi giày cao gót có lúc còn bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng.
Khởi nguồn của giày búp bê, bốt ở Paris năm 1870 làm từ chất liệu da, nút kim loại.
Đôi giày truyền thống của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khoảng thế kỷ 18-19, được gọi là Kabkabs hoặc Nalins, làm từ gỗ dát ngọc trai, ngà voi hoặc bạc.
Đôi guốc của những năm đầu thế kỷ 19 làm từ chất liệu gỗ, da, kim loại, cao 5,7 cm đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chân của phụ nữ luôn ẩn dưới chiếc váy dài nên phong cách giày không được quan tâm nhiều. Đến những năm 1920, thời trang Flapper dành cho những phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do, phóng túng trỗi dậy với kiểu trang điểm đậm, tóc bob, đội mũ chuông, mặc váy ngắn ngang gối, đã làm thổi bùng ngành sản xuất giày dép. Loại phụ kiện này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, trở thành một mặt hàng thời trang dành cho tầng lớp trung lưu. Lúc này, giày có đế khoảng 2-3 cm.
Giày những năm 1920
Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời, nhưng đến khoảng thập niên 50 mới trở nên phổ biến. Gót giày mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Năm 1970, giày platform ra đời, có đế dày chắn chắn, chiều cao khoảng 10 cm.
Giữa thế kỷ 20, nhiều chất liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp… tiếp tục được đưa vào ngành công nghiệp giày dép. Giày da với kỹ nghệ thủ công vốn đã xa xỉ lại càng trở thành những tuyệt phẩm thời trang đỉnh cao.
Khoảng những năm 1950, hai thợ giày bình dân là Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành "cơn sốt" của phái đẹp, trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ.
Nhà thiết kế lừng danh Salvatore Ferragamo là một trong những bậc thầy, có niềm đam mê sáng tạo giày cao gót từ rất sớm. Ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ năm 1934-1967
Bảo tàng Mỹ thuật Boston là nơi nổi tiếng có bộ sưu tập giày qua các thời kỳ, từ thời Ai Cập cổ đại tới các thiết kế đương đại của Vivienne Westwood và Marc Jacobs, để khám phá về lịch sử giày dép và ý nghĩa văn hóa của nó.


Giày cao gót ngày nay vẫn được các nhà thiết kế miệt mài sáng tạo, ngày càng trau chuốt về kiểu dáng, họa tiết, chất liệu... Chúng là thứ phụ kiện quyền năng, có tác dụng đắc lực cho hầu hết phụ nữ để trở nên yêu kiều khi xúng xính váy áo xuống phố.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

thép ống