đồng hồ tốt - đồng hồ nữ đẹp - Shop dong ho - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - đào tạo seo

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Chọn giày theo kiểu bàn chân

Giày đẹp - Mỗi bàn chân có những kiểu khác nhau. Bạn đã chọn giầy đúng cách để bảo vệ đôi bàn chân chưa? Hãy tham khảo bài viết sau nhé.


Ngày này, chúng ta thường có xu hướng chọn giày vì nó có kiểu dáng đẹp, bắt mắt hơn là chọn vì sự thoải mái cũng như chức năng của nó mang lại cho đôi chân. Theo các nghiên cứu cho thấy, đôi bàn chân của chúng ta sinh ra không phải là để mang giày, vì vậy việc chọn đôi giày nào cũng cần có sự tính toán cân đối với cấu trúc sinh học đặc trưng ở bàn chân của mỗi người.


Hơn 4000 năm trước, tổ tiên người tiền sử của chúng ta đi lại trên đôi chân trần, khi đó họ hầu như không gặp bất cứ vấn đề gì về chân. Đôi bàn chân kỳ diệu của con người qua thời gian sẽ có sự tiến hóa một cách linh hoạt và mạnh mẽ hơn, nhưng không phải là để nhồi trong giày dép. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta cần giày để bảo vệ đôi chân khỏi những chấn thương, va đập, thời tiết lạnh hay dịch bệnh…vì vậy, nếu đã chọn việc mang giày thì chúng ta phải chọn những đôi có thể chăm sóc đôi chân một cách xứng đáng. Một đôi giày không phù hợp, sẽ là nguyên nhân hoặc sẽ làm nặng thêm các bệnh về chân. Giày dép chỉ có thể ngăn ngừa chứ không thể chữa bệnh, nên việc mang như thế nào sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe cho đôi bàn chân của bạn.

Nguyên tắc khi chọn giày nói chung, bạn cần lưu ý về cấu trúc giày như sau:

- Giày làm bằng da thật là tốt nhất, vì cấu trúc da thú có lỗ thở và đường cắt giống da người, nên sẽ mang lại sự thoải mái nhất cho đôi bàn chân.

- Gót giày phải chắc chắn và linh hoạt, bề mặt gót tiếp xúc với mặt đất một cách vững chãi.

- Miếng lót giày bên trong phải êm, bề mặt rộng để hấp thu độ shock khi đi bộ trên các bề mặt cứng.

Miếng đệm lót giày

- Khung đế giày cứng giúp nâng đỡ phần lõm của lòng bàn chân.

Giày cao gót không nên dùng để đi bộ quá lâu, nó sẽ gây tác hại trong việc làm thay đổi dáng đi, đau khớp và lưng.

- Nên đi mua giày vào buổi chiều đến tối, đó là thời gian đôi bàn chân giãn rộng tối đa nhất trong ngày.

- Hiện nay, các kiểu giày thường có xu hướng thu hẹp phần thân đến mũi giày, vì vậy bạn cần lưu ý không để phần mở rộng của bàn chân bị bó lại trong đôi giày hẹp.

- Giày vừa vặn sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái, đừng phụ thuộc vào một kích thước nhất định nào vì tùy từng kiểu giày, kích thước sẽ có sự xê dịch tương đối.

Để có thể xác định đôi bàn chân của mình thích hợp với những kiểu giày như thế nào, chúng ta cần thực hiện các bước sau đây để xác định hình dáng và khung bàn chân:

Bước 1: Vẽ khung bàn chân

- Đặt đôi bàn chân trên hai bìa giấy trắng, trong tư thế đứng.

- Cúi người xuống và vẽ đường viền theo hình dáng bàn chân của bạn.
Bước 2: Làm ướt bàn chân

- Làm ướt bàn chân, sau đó bạn đứng trở vào khung chân đã vẽ.

- Hãy ngồi chồm hổm trên mặt giấy trong vài giây, nhưng không để gót chân bị nâng lên.

- Bước ra khỏi giấy

Bước 3: Tô màu

- Bàn chân ướt sẽ để lại hình dáng thật của lòng bàn chân

- Hãy tô màu phần mặt giấy không bị ướt để thấy được lòng bàn chân của bạn có độ lõm sâu hay cạn hoặc là bằng phẳng.
Bước 4: Cắt và giữ

- Cắt lấy phần hình bàn chân đã vẽ và giữ nó mỗi khi bạn cần mua một đôi giày mới.

- Kiểm tra lại hình vẽ bàn chân theo các mẫu hình sau đây:


1. Bàn chân bình thường


Nếu hình vẽ cho thấy độ lõm của lòng bàn chân là vừa phải, dấu vết in trên nền giấy từ dấu chân sẽ trông giống như ngọn lửa, thì đó là đôi bàn chân bình thường. Khoảng cách từ mặt bàn chân đến gót chân như được kết nối bằng một dải băng rộng. Nhờ vào vùng lõm bên ngoài, gót chân được cuộn vào bên trong một cách tương đối sẽ giúp hấp thụ những cú va chạm. Đây là mẫu bàn chân lý tưởng của những vận động viên chạy bộ.

Vì vậy, khi chọn giày, bạn cũng không cần đến những đôi có sự điều khiển chuyển động

Giày phù hợp sẽ là những đôi có cấu trúc ổn định và các tính năng kiểm soát trung bình. Đó sẽ là những kiểu đế bán cong, có miếng lót bên trong và miếng đỡ cổ chân (miếng lưỡi gà) gắn ổn định, hay nằm sát vào nhau. Bạn có thể dùng thêm miếng lót gót chân (Medial post) giúp ngăn ngừa tình trạng trẹo bàn chân khi di chuyển nhanh.

 Miếng lót gót chân hỗ trợ phần lõm của lòng bàn chân, giúp bàn chân không bị trẹo khi di chuyển nhanh.


Kiểu giày có đế bán cong cho bàn chân bình thường

2. Bàn chân bằng phẳng


Nếu hình vẽ cho thấy lòng bàn chân của bạn không để lại vết lõm nào, và dấu chân in trên mặt giấy trọn vẹn bằng với khung bàn chân, thì  đó là đôi bàn chân bằng phẳng. Gần như toàn bộ diện tích lòng bàn chân áp sát mặt đất khi ta đứng thẳng. Với hình dáng này, lòng bàn chân không có độ cong, nên khi di chuyển cấu trúc của đôi bàn chân sẽ bị đổ dồn về phía trước theo trọng lượng cơ thể. Lâu ngày, sẽ gây ra nhiều chấn thương liên quan đến các bộ phận khác của chân.

Giày phù hợp cho bàn chân bằng phẳng cần có sự điều khiển chuyển động, và độ ổn định cao với phần lót đế rắn chắc. Chúng sẽ có thêm tính năng điều khiển nhằm làm giảm mức độ quay xấp của bàn chân. Cần tránh những kiểu giày có miếng đệm chân dày, cong, mà thiếu đi tính năng ổn định lòng bàn chân.

3. Bàn chân lõm sâu.


Nếu hình vẽ cho thấy lòng bàn chân của bạn để lại một dải hẹp, hoặc gần như không có đường nối ở giữa phần đầu chân và gót chân, thì đó là bàn chân lõm. Chân lõm có hai dạng là lõm xấp mặt hoặc lõm hoàn toàn. Vì vậy, nó không có đủ độ ngửa cần thiết để có thể giảm được những cú va chạm lên bàn chân.

Giày phù hợp nên là những đôi giày có đệm dày, có chức năng làm giảm nhẹ độ shock, nhằm khuyến khích bàn chân di chuyển. Tất nhiên, nên tránh những đôi giày cứng, phẳng, với độ ổn định cao sẽ làm giảm đi tính di động của bàn chân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

thép ống